Kim tiền thảo còn được gọi là cây mắt trâu, vảy rồng, đồng tiền long, mắt rồng, là loại cây thảo sống lâu năm, thường mọc bò sát đất. Cây dài khoảng từ 40 đến 80 cm, lá so le, là loại cây mọc hoang tành bụi quanh bờ tường, hàng rào. Theo y học cổ truyền, mắt trâu có nhiều tác dụng quý để chữa bệnh.
Kim tiền thảo trong đông y
Lương y Nguyễn Văn Đấu – Ủy viên BCH Hội Đông y huyện Thới Bình cho biết kim tiền thảo có dược tính ngọt, nhạt, cây thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, thanh sỏi, chữa viêm nhiễm đường niệu đạo, viêm bàng quang, viêm vàng da. Được thu hoạch vào mùa hạ, cắt ngắn, phơi khô, sấy khô để dùng dần. Mỗi lần lấy ra từ 60 – 80g.
Cây kim tiền thảo mọc ở đâu
Theo Phó GS – TS. Nguyễn Văn Tập cây kim tiền thảo thuộc Họ Đậu – Fabaceae, có tên khoa học là Desmodium styracifolium (Osb.) Merr. Sở dĩ được gọi là vảy rồng vì mỗi lá của nó giống như một vảy con rồng. Vốn phân bố mọc tự nhiên ở các tỉnh Trung du và vùng núi thấp ở Bắc Việt Nam bao gồm Quảng Ninh, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Yên Bái, Hòa Bình và môt số tỉnh khác.
Do công dụng của kim tiền thảo, nhân dân ta bà con các tỉnh phía bắc sử dụng lá và cành của nó băm ra, sắc nước uống có tác dụng chữa sỏi thận. Từ công dụng như thế, nhiều doanh nghiệp đã nghiên cứu chiết suất tạo ra chế phẩm sử dụng được tiện lợi hơn. Do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng nên cách đây 10 năm nó đã được đưa vào trồng thành công ở nhiều nơi Việt Nam, thậm chí người ta mang vào tận miền Nam trồng vẫn có kết quả rất tốt. Là một cây thuốc ngoài giá trị sử dụng rất hiệu quả, về mặt sinh học còn rất có lợi vì họ đậu nên làm phong phú đất, thứ 2 mọc nhanh trên mặt đất nên có tác dụng phụ đều chống xói mòn đất.
Nói về tác dụng của cây kim tiền thảo trong chữa bệnh sỏi thận
Trong y học hiện đại, cây kim tiền thảo có thành phần chủ yếu là coumarin, một hợp chất este nội khi mà vào đến môi trường kiềm (đại tràng) thì hủy mỡ ra cho ra acid coumaric. Rất có khả năng acid coumaric này sẽ phá vỡ được muối canxi với một số acid khác như canxi oxalat nhờ đó chúng dễ được đào thải.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ kim tiền thảo
Chữa sỏi đường tiết niệu
Gom 40g kim tiền thảo, 20g mã đề, 20g tỳ giải, 12g trạch tả, 12g uất kim, 12g ngưu tất, 8g kê nội kim (màng trong mề con gà) thành một thang sắc nước uống. Mỗi ngày dùng 1 thang.
Chữa sỏi đường mật
Gom 20g kim tiền thảo, 20g rau má tươi, 20g cỏ xước, 12g hoạt thạch, 12g vảy tê tê, 12g củ gấu, 8g nghệ vàng, 8g hải tảo, 6g kê nội kim thành một thang sắc nước uống. Mỗi ngày dùng 1 thang.
Hoặc dùng 30g kim tiền thảo, 10g sinh địa hoàng, 10g hoàng tinh, 10g xuyên luyện tử gom thành 1 thang sắc uống. Mỗi ngày dùng 1 thang.
Chữa phù, viêm túi mật, viêm thận, viêm gan
Gom 40g kim tiền thảo, 10g chút chít, 10g dành dành, 20g mộc thông, 20g ngưu tất thành 1 thang sắc uống. Mỗi ngày dùng 1 thang.
Viêm túi mật và đường mật
Dùng 40g kim tiền thảo, 40g nhân trần, 16g sài hồ, 16g mã đề, 12g chi tử, 8g chỉ xác, 8g uất kim, 6g khổ luyện từ, 4g đại hoàng mang gom thành 1 tháng sắc uống. Mỗi ngày dùng 1 thang.
Chữa sỏi niệu gây chảy máu, sung huyết
Dùng 40g kim tiền thảo, mã đề 20g, 12g ngưu tất, 12g ý dĩ, 8g mỗi loại uất kim, đào nhân, đại phúc kì, kê nội kim, chỉ xác sắc uống. Mỗi ngày 1 thang.
Điều trị bệnh trĩ
Dùng 50g kim tiền thảo khô hoặc 100g tươi sắc uống trong ngày. Uống từ 1 đến 3 tháng sẽ thấy giảm triệu chứng đau sưng ở bệnh trĩ.
Chữa viêm gan vàng da
Mỗi ngày dùng 60g kim tiền thảo sắc uống cho đến khi hết vàng da.
Cảnh báo khi dùng kim tiền thảo
Mặc dù là một loại thảo dược lành tính tuy nhiên nếu dùng quá nhiều sẽ không tốt thậm chi gây ra tác dụng phụ, một số người dùng chữa sỏi thận lạm dụng gây ra mẩn, mụn mủ, làm suy giảm chức năng gan, thận. Những người có cơ địa dị ứng, hoặc tiêu chảy, tì hư cần tránh dùng.
Cuối cùng, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Caythuocdangian.com sẽ không chịu trách nhiệm về kết quả sử dụng vì vậy bạn cần tìm hiểu thật kỹ càng. Xin cảm ơn!
- Giao hàng tận tay
- Đảm bảo chất lương
- Tư vấn nhiệt tình
- 614 Đã mua