Cây hương nhu, một trong những thảo dược rất quen thuộc với chúng ta. Tôi còn nhớ này nhỏ mỗi khi đi làm đồng ngoài trời nắng mẹ thường hái nắm lá hương nhu lót bên trong chiếc mũ để tránh cảm nắng.
Tôi vẫn còn nhớ mãi cái hương thơm dễ chịu của loài cây này, chính nó đã giúp tôi vượt qua được cái nắng như thiêu như đốt của mùa hè.
Cây hương nhu ở nước ta có 2 loại là hương nhu trắng và hương nhu tía. Có công dụng tương tự nhau.
Tên khoa học
Herba Ocimi Gratissimi, thuộc họ Hoa môi.
Khu vực phân bố
Cây hương nhu trắng có kích thước lớn hơn hương nhu tía. Hương nhu trắng thường mọc hoang ở ven bờ sông, chân núi rất nhiều. Loài cây này phân bố thành từng vùng rộng lớn, nếu bạn tìm thấy 1 cây này mọc hoang thì chắc chắn xung quanh đó có khoảng vài trục m2 có loài cây này mọc.
Hương nhu trắng mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền Bắc như: Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Quảng Ninh, Hòa Bình…..
Cây hương nhu tía có hình dáng nhỏ hơn, thường ít mọc hoang và thường được người dân trồng trong nhà để làm thuốc. Loài hương nhu tía thường khó kiếm hơn.
Bộ phận dùng, thu hái chế biến
Lá cây là bộ phận được sử dụng để làm thuốc. Lá hương nhu có mùi thơm rất dễ chịu, đây chính là mùi hương tinh dầu. Chính vì vậy hiện nay cây hương nhu là 1 trong những thảo dược được sử dụng trong ngành công nghiệp tinh dầu.
Thành phần hóa học
Trong cây hương nhu có thành phần chính là tinh dầu ogenola tạo nên mùi thơm đặc trưng của loài cây này.
1- Hương nhu trắng: Thân và cành hình vuông có lông. Lá mọc đối chéo chữ thập, hình trứng nhọn, mặt trên màu lục xám mặt dưới màu lục nhạt, hai mặt đều có lông ngắn và mịn, mép khía răng, gân hình lông chim, có cuống dài. Hoa nhỏ màu nâu, mọc thành xim co, thường rụng nhiều chỉ còn lại đài. Toàn cây có mùi thơm.
2- Hương nhu tía: Thân hình vuông, chặt thành từng đoạn dài chừng 40cm, mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu tím có nhiều nếp nhăn dọc và lông mịn. Lá mọc đối, khô giòn, nhăn nheo, hình trứng nhọn, có cuống dài, mép khía răng, gân hình lông chim, mặt trên màu nâu, mặt dưới màu nâu nhạt, có các tuyến nhỏ lõm xuống, hai mặt đều có lông ngắn. Hoa màu nâu nhạt hình môi mọc thành xim co, đôi khi một số hoa, lá đã rụng chỉ còn cành. Đài hoa tồn tại đựng quả bế tư nhỏ (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
Cây hương nhu trắng
Cây hương nhu tía
Công dụng của cây hương nhu
Theo y học cổ truyền hương nhu có vị cay, tính hơi ôn, vào 2 kình phế và vị. Cây có một số tác dụng chính như sau:
- Tác dụng giải cảm, sốt (làm ra mồ hôi)
- Tác dụng điều trị nhức đầu
- Điều trị chứng miệng nôn nao, phù thũng
- Điều trị chảy máu cam.
- Điều trị chứng hôi miệng
- Kích thích mọc tóc ở trẻ nhỏ
Cách dùng, liều dùng
Điều trị hôi miệng: Lá hương nhu tươi 15g (hoặc 10g khô) đun lấy nước để ngậm và súc miệng hàng ngày.
Điều trị trẻ chậm mọc tóc: Hương nhu khô 40g đun với 300ml nước, cô thật đặc, trộn với mỡ lợn bôi đều lên đầu trẻ.
Điều trị cảm sốt: Lá hương nhu phơi khô nghiền nhỏ, pha nước nóng uống trong ngày với liều dùng 8g/ngày.
Trị chảy máu cam không dứt: Hương nhu tán bột. Mỗi lần uống 4g (Thánh Tế Tổng Lục).
Lưu ý khi dùng hương nhu
- Không uống quá nhiều nước hương nhu 1 lúc
- Không nên uống nước này nóng
- Chân khí hư tổn không nên uống.
Mua cây hương nhu ở đâu? Giá cây hương như?
Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp các thảo dược thuốc nam, thuốc bắc. Cây hương nhu chúng tôi cung cấp chế biến ở dạng khô hoàn toàn tự nhiên, đảm bảo chất lượng. Quý vị mua hàng có thể để lại số điện thoại ở website chúng tôi sẽ gọi lại hoặc liên hệ với hotline/zalo: 033.998.0281
Giá cây hương nhu và các sản phẩm liên quan tới bài thuốc như sau:
Hương nhu phơi khô: 120.000đ/1kg
Quả bồ kết: 220.000đ/1kg
- Giao hàng tận tay
- Đảm bảo chất lương
- Tư vấn nhiệt tình
- 665 Đã mua